Kiểm định cân phân tích là quy trình bắt buộc để tránh xảy ra sai sót không đáng có. Cùng tìm hiểu quy trình kiểm định cân phân tích qua bài viết sau:
Cân phân tích là thiết bị được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong nhà máy sản xuất, viện nghiên cứu,… Vì yêu cầu chính xác trong những ngành nghề này là cực cao nên kiểm định là yếu tố bắt buộc để đảm bảo chính xác, tránh sai lệch gây thiệt hại và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Vậy quy trình kiểm định cân phân tích là gì? Mời bạn cùng theo dõi qua bài viết sau:
1. Cân phân tích là gì?
Cân phân tích là cân điện tử tiểu ly dùng để cân đo, xác định khối lượng của các mẫu có khối lượng rất nhỏ cần độ phân giải, chính xác cao, giá trị lớn.
Cân phân tích được thiết kế nhỏ gọn
Cân được thiết kế nhỏ gọn, cho kết quả nhanh chóng, chính xác đến từng 0,1mg. Đây là sai số cực nhỏ mà các cân truyền thống hiện nay đều không đáp ứng được.
Dòng cân này được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp sản xuất yêu cầu độ chính xác cao như hóa dầu, hóa sinh, dược phẩm, đá quý,…
2. Vì sao phải kiểm định cân phân tích?
Kiểm định cân phân tích là yếu tố cần thiết và bắt buộc bởi những lý do sau:
– Đảm bảo độ chính xác
Trước khi đưa vào sử dụng, chúng ta cần kiểm định cân để tránh sai lệch khối lượng sản phẩm dẫn đến thiếu hụt, không đảm bảo nguyên liệu sản xuất, nghiên cứu. Vì vậy, thực hiện quy trình kiểm định cân phân tích là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý với một số cân phân tích sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Do ảnh hưởng bởi từ trường, sự khác biệt về vĩ độ, độ cao, quá trình vận chuyển, quy trình đo lượng cần kiểm định lại để không bị sai lệch.
– Tiết kiệm chi phí
Nếu thiết bị không được hiệu chuẩn bạn sẽ dễ dàng bị đối mặt với nguy cơ phải đền bù và gây gián đoạn đến quy trình sản xuất, nghiên cứu. Chưa kể đến, bạn sẽ phải làm lại hoặc sẽ bị thu hồi sản phẩm.
– Phát hiện thiết bị xuống cấp
Theo thời gian, mọi thứ đều bị xuống cấp và cần phân tích cũng không ngoại lệ. Các thành phần quan trọng của cân có thể bị chèn ép cơ hoặc hao mòn dẫn đến hư hỏng, không chính xác.
3. Khi nào cần kiểm định cân phân tích?
Theo quy định của Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam, tất cả các loại cân điện tử nói chung và cân phân tích nói riêng thì đều cần phải kiểm định định kỳ sau 12 tháng kể từ ngày kiểm định gần nhất.
Cân phân tích cần được kiểm định định kỳ để tránh xảy ra sai sót
4. Quy trình kiểm định cân phân tích
Kiểm định là quá trình đánh giá, xem xét, xác nhận xem phương tiện đó có phù hợp, đáp ứng yêu cầu pháp lý hay không. Để đảm bảo chính xác, bạn cần tuân thủ theo các bước sau:
4.1. Chuẩn bị
4.1.1. Phương tiện kiểm định
Về chuẩn đo lường:
Đối với cân phân tích, bạn cần có bộ quả cân chuẩn cấp chính xác E2, F1 hoặc cao hơn với đặc trưng sau:
– Đủ để kiểm đến mức Max;
– Có đủ quả cân nhỏ để có thể xác định sai số, độ động;
– Sai số nhỏ ⅓ mpe của cân tại mức kiểm
Về phương tiện đo khác:
Nhiệt kế cần có điều kiện sau:
– Phạm vi đo: (0 ÷ 40) oC
– Giá trị độ chia: 1 oC
4.1.2. Điều kiện thực hiện kiểm định
Nơi tiến hành kiểm định phải đảm bảo những điều kiện yêu cầu sau:
– Khô ráo, sạch sẽ, đủ ánh sáng, nhiệt độ nằm trong khoảng được quy định của nhà sản xuất. Biên động nhiệt nằm trong giới hạn ± 2 oC.
– Tránh bị ảnh hưởng từ tác động bên ngoài như gió, nhiệt, điện từ trường,…
– Bàn cân phải vững chắc, không bị rung động.
– Làm sạch vị trí để cân, bên trong và ngoài buồng cân.
– Bật nguồn để sấy máy tối thiểu trước 30 phút hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.
– Mở cửa buồng để cân bằng nhiệt độ.
– Ổn định nhiệt độ đối với các quả cân.
4.2. Tiến hành kiểm định
Quá trình hiệu chuẩn cân phân tích được thực hiện như sau:
4.2.1. Kiểm tra bên ngoài
Các chi tiết và thông số cần phải đầy đủ và rõ ràng như sau:
– Có nhãn ghi tối thiểu các thông tin sau:
- Ký hiệu cân hoặc cơ sở sản xuất
- Số cân
- Mức cân lớn nhất
- Giá trị độ chia kiểm
- Cấp chính xác
- Giá trị độ chia
– Có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết
– Bộ phận chỉ thị đảm bảo rõ ràng và đọc được chính xác
– Cân phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện chính
4.2.2. Kiểm tra kỹ thuật
Yêu cầu như sau:
– Bộ phận tiếp nhận tải phải cứng, không bị ảnh hưởng bởi các bộ phận khác
– Cân phải có vị trí niêm phong tránh ảnh hưởng đến độ đúng của cân.
– Bộ quả cân có cấp chính xác phù hợp với cân và có giấy chứng nhận kiểm định còn hạn.
– Gia tải khởi động 3 lần, mức tải khởi được tương đương (80 ~ 100)% Max. Khi khởi động quá trình tải, cân hoạt động bình thường.
4.2.3. Kiểm tra đo lường
Cân phân tích cần được kiểm định theo quy định thông qua các phép hiệu chuẩn sau:
– Kiểm tra kỹ thuật
– Kiểm tra đo lường
– Kiểm tra độ lặp
– Kiểm tra độ lệch tâm
– Kiểm tra sai số gần Max
– Kiểm tra độ đúng
4.2.4. Đánh giá
Đánh giá chất lượng cân để có phương án hoàn thiện, xử lý tốt nhất.
5. Công ty Cổ Phần Kiểm Định Đo Lường Việt Nam kiểm định cân phân tích uy tín, chất lượng cao
Chỉ các tổ chức kiểm định có chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ mới đủ năng lực thực hiện và cấp chứng chỉ kiểm định cho cân phân tích. Công ty Cổ Phần Kiểm Định Đo Lường Việt Nam là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cân phân tích.
Lý do bạn nên chọn dịch vụ của Công ty Cổ Phần Kiểm Định Đo Lường Việt Nam
– Thời gian hiệu chuẩn và cấp Giấy chứng nhận cực nhanh, chỉ trong khoảng 1 – 2 ngày làm việc
– Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận lấy liền tại phòng hiệu chuẩn và cấp Giấy tận nơi.
– Khách hàng được tùy chọn ngày
– Chỉnh lại thiết bị khi có sai số trong khả năng được cho phép
– Hỗ trợ khách hàng giao nhận thiết bị tận nơi
– Hỗ trợ in lại Giấy chứng nhận, tem khi thay đổi mã thiết bị
– Giá cả cạnh tranh, tiết kiệm
Trên đây là quy trình kiểm định cân phân tích được theo đúng quy định. Chúng tôi mong rằng, qua những thông tin trên bạn có thể hiểu và nắm rõ được quy trình để có phương án xử lý tối ưu nhất. Nếu bạn đang gặp khó khăn hay cần tư vấn thì liên hệ chúng tôi theo số điện thoại (24/7) 0868 063 993 hoặc email: database.VMA@gmail.com để được hỗ trợ sớm nhất.