Thiết bị đo nồng độ còn được sử dụng với mục đích kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của con người với kết quả chuẩn xác. Đặc biệt được sử dụng bởi đội ngũ Cảnh sát giao thông nhằm kiểm tra các vi phạm của người tham gia giao thông. Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn cần được tiến hành định kỳ nhằm đảm bảo độ chính xác của kết quả kiểm tra được hiển thị.
1. Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn
1.1 Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn là gì?
Theo Luật đo lường 2011, hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo và giá trị đo của đại lượng cần đo. Trong đó chuẩn đo lường, phương tiện đo và phép đo được định nghĩa như sau:
- Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so
sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác. - Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
- Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần
Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn là quá trình kiểm tra và điều chỉnh cảm biến bên trong máy để đảm bảo chúng hiển thị số đọc một cách chính xác. Quá trình hiệu chuẩn đảm bảo rằng cảm biến ở trong tình trạng hoạt động tốt. Từ đó, kết quả kiểm tra nồng độ cồn sẽ chính xác và quan trọng, độ chính xác ấy sẽ nhất quán. Việc hiệu chuẩn cũng đảm bảo rằng tất cả các thành phần của máy đo nồng độ cồn đều hoạt động bình thường. Chúng không có bất cứ mộ hư hại hay hỏng hóc nào. Điều này còn chứng tỏ rằng thiết bị được bảo dưỡng tốt, kéo dài tuổi thọ tổng thể của máy đo nồng độ cồn.
Theo quy định của Nhà nước, việc hiệu chuẩn hoàn toàn không bắt buộc. Cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Thế nhưng, họ cần phải đảm bảo độ chính xác của thiết bị.

Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn để đảm bảo chúng hiển thị số đọc một cách chính xác
1.2 Nguyên lý hoạt động của máy đo nồng độ cồn
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặpặ rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế.
2. Tại sao cần hiệu chuẩn thiết bị đo nồng độ cồn?
Tất các các loại máy đo nồng độ cồn đều cần phải được hiệu chuẩn thường xuyên. Hiệu chuẩn là cách duy nhất để đảm bảo thiết bị đo khí của bạn đang hoạt động trong những thông số tiêu chuẩn đã công bố. Các thành phần bên trong để máy đo nồng độ cồn đo được BAC (nồng độ cồn trong máu) một cách chính xác. Khi hiệu chuẩn, ở tất cả các cấp độ vấn đề mà thiết bị gặp phải đều có thể phát hiện được.
Kết quả hiệu chuẩn cho phép chuyển giá trị của phép đo thành các chỉ số hoặc quyết định các nội dung điều chỉnh đối với các chỉ số.
Xác định được các đặc tính đo lường khác như ảnh hưởng của các đại lượng đo quan trọng.
Các kết quả hiệu chuẩn sẽ được lưu giữ cẩn thận và kỹ lưỡng trong hồ sơ. Những máy đo nồng độ cồn đã được hiệu chuẩn sẽ có chứng chỉ hiệu chuẩn hoặc báo cáo hiệu chuẩn. Đây là minh chứng rõ ràng nhất khẳng định thiết bị đo nồng độ cồn của bạn đang sử dụng có chất lượng tốt và độ chính xác cao.

Cảnh sát giao thông sử dụng máy đo nồng độ cồn để kiểm tra người tham gia giao thông
3. Quy trình hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn
3.1 Điều kiện Hiệu chuẩn máy đo nồng độ còn
Khi tiến hành Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn, phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau:
- Nhiệt độ: (25 ± 3) oC;
- Độ ẩm không khí: đến 90%RH;
- Áp suất khí quyển: (860 + 1060) hPa;
- Có hệ thống thoát khí;
- Không có các loại hơi, các loại khí có khả năng ăn mòn cũng như các chất dễ gây cháy, nổ.
3.2 Chuẩn bị Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn
Trước khi tiến hành Hiệu chuẩn máy đo nồng độ còn phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây: – Đối với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí khô:
- Chọn khí “không” và khí chuẩn theo mục 4;
- Đặt bình khí “không” và khí chuẩn trong phòng hiệu chuẩn ít nhất 6 h đối với bình có dung tích nhỏ hơn 40 L và ít nhất 16 h đối với bình có dung tích từ 40 L trở lên.
Đối với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí ướt:
- Chọn dung dịch trắng “blank” và dung dịch chuẩn C2H5OH theo mục 4;
- Đổ dung dịch trắng “blank” và dung dịch chuẩn C2H5OH vào hệ thống chuẩn khí ướt
- Làm ấm dung dịch chuẩn dùng để hiệu chuẩn và đợi đến khi nhiệt độ dung dịch chuẩn ổn định tại (34 ± 0,1) °C, sau đó tiến hành hiệu chuẩn.
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở phải được đặt trong phòng hiệu chuẩn ít nhất 4 h.
3.3 Tiến hành Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau: Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của phương tiện đo hàm lượng còn trong hơi thở với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu và phụ kiện kèm theo.
Bước 2 Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của phương tiện đo hàm lượng còn trong hơi thở theo tài liệu kỹ thuật.
Bước 3 Kiểm tra đo lường
Phương tiện đo hàm lượng còn trong hơi thở được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung và yêu cầu sau đây:
Kiểm tra điểm “0”
– Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp khí “không” với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí khô hoặc dung dịch trắng với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí ướt. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.
– Sai số tuyệt đối cho phép: ± 0,005 mg/L hoặc ± 0,002%BAC
Kiểm tra sai số
Sai số của phương tiện đo phải được xác định riêng rẽ với ít nhất 2 giá trị hàm lượng khí
– Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp. Ghi kết quả đo được vào biên bản ở phụ lục.
– Sai số không được lớn hơn sai số cho phép
Kiểm tra độ lặp lại.
– Chọn một giá trị hàm lượng khí chuẩn nêu trong bảng 3 (đối với trường hợp sử dụng khí khô) hoặc một giá trị dung dịch chuẩn như trong bảng 4 (đối với trường hợp sử dụng khí ướt) để tiến hành kiểm tra độ ổn định theo thời gian.
– Dùng phương tiện cần kiểm định đo 5 lần liên tiếp hàm lượng khí chuẩn đã chọn. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.
– Độ lệch chuẩn không được lớn hơn 1/3 sai số lớn nhất cho phép.
3.4 Xử lý kết quả hiệu chuẩn
Xử lý khi máy đo nồng độ cồn đáp ứng yêu cầu
- Máy đo được coi là đáp ứng tiêu chuẩn nếu tỉ lệ sai số thấp hơn ngưỡng cho phép.
Xử lý khi máy đo không đáp ứng
- Trong trường hợp không đáp ứng, chứng chỉ hiệu chuẩn sẽ không được cấp và các dấu, chứng chỉ cũ sẽ bị xóa.
Lưu ý: Chu kỳ hiệu chuẩn là 01 năm.

Đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu khi hiệu chuẩn thiết bị đo nồng độ còn
Trên đây là các thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị đo nồng độ còn mà cá nhân tổ chức sử dụng, phối phối thiết bị cần lưu ý khi thực hiện. Đây là bài cung cấp thông tin, VMA không hỗ trợ dịch vụ này.